Dịch tễ học một số bệnh về gan thường gặp sau đây được Vita Organic chia sẻ và tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành có uy tín cho các bạn quan tâm tham khảo.

1. Viêm gan do virus HBV (thường được gọi là Virus viêm gan B)

Trên thế giới có khoảng 350 triệu người nhiễm và hàng năm, con số tử vong do viêm gan B gây ra khoảng 600.000 ca

Ở Việt Nam, con số người bị nhiễm Virus viêm gan B thuộc diện khá lớn, khoảng 10-14 triệu người.

Dịch tễ học một số bệnh về gan thường gặp

Dịch tễ học một số bệnh về gan thường gặp

Khi bệnh nhân đã nhiễm Virus viêm gan B cấp tính:

  • Tỉ lệ chuyển sang sơ gan ác tính: 2%
  • Tỉ lệ chuyển sang HBV mạn tính: trẻ sơ sinh: 90%, thiếu nhi: 30%, người lớn: 10%
  • Từ HBV mạn tính: có tới 15-40% bệnh nhân chuyển sang ung thư gan và dẫn đến tử vong; 25% bệnh nhân chuyển sang xơ gan và dẫn đến ung thư gan và tử vong sau đó.

2. Viêm gan do virus HCV (thường được gọi là Virus viêm gan C)

Trên thế giới có khoảng 150 triệu người nhiễm và có tới 500.000 ca tử vong mỗi năm

Việt Nam có khoảng 4-5 triệu người nhiễm Virus viêm gan C

Khi bệnh nhân đã nhiễm Virus viêm gan C cấp tính: 60% bệnh nhân sẽ không có triệu chứng rõ ràng; 39% bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, 1% bệnh nhân sẽ dẫn đến viêm gan nặng.

Trong số tất cả các bệnh nhân dù có hay không có triệu chứng thì chỉ có 15% bệnh nhân hồi phục, 85% bệnh nhân chuyển sang viêm gan mạn tính sau đó sẽ không có biến chứng hoặc chuyển sang viêm gan có xơ.

Viêm gan nhiễm độc do thuốc

Trên thế giới, viêm gan nhiễm độc được giới y học thống kê và báo cáo thường xuyên. Đặc biệt, tỉ lệ viêm gan nhiễm độc do lạm dụng thuốc đang có dấu hiệu ngày một tăng cao.

 

Số BN

Tác giả

Thuốc thường gặp

Thảo  dược TV Ghép  gan Thành  mạn  tính

(1)

(2)

(3)

1

N: 109

(Nữ 53%)

Sgro và cs.

(Pháp, 2002)

Amoxicillin/Clavu

lanate (12%)

NSAIDs (12%)

Nevirapine

(9%)

6%

2

N: 461

(Nữ 49%)

Andrade và cs.

(Tây Ban Nha, 2005)

Amoxicillin/Clavu  lanate (13%)

Ebrotine (5%)

INH/rifampin/pyraz  inamide (5%)

Ibuprofen (4%)

2%

5% 2% (8)

5% (46)

3

N: 300

(Nữ 60%)

Chalasani và cs

(Mỹ, 2008)

Amoxicillin/Clavu

lanate (8%)

Nitrofurantoin (4%)

Isoniazid (4%)

9%

8% 2% (9)

14%

4

N: 371

(Nữ 63%)

Suk và cs. (Hàn  Quốc, 2012)

Thuốc chống nấm

63%

1% (2)

1% (3)

5

N: 24112

(Nữ 46%)

Zhou và cs.  (Trung Quốc,  2013)

Thuốc điều trị  Lao (31%)

CAM (19%)

Kháng sinh  (10%)

19%

3%
6

N: 96

(Nữ 56%)

Bjornsson và cs.  (Iceland, 2013)

Amoxicillin/Clavu  lanate (22%) Diclofenac (6%) Azathioprine  (4%) 16% 1%

7% (7)

Theo bảng trên

Số lượng bệnh nhân lớn nhất thống kê được là: 24112 người

Nguyên nhân hay gặp nhất: thuốc kháng sinh (8-22%), thuốc điều trị Lao (5-31%) và Thảo dược…

Tỉ lệ tử vong: Viêm gan nhiễm độc: 1-8%; ghép gan: 1-2%; Thành mạn tính: 1-14%.

3. Viêm gan nhiễm độc do rượu

Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia đứng thứ 3 thế giới, mức tiêu thụ rượu bia của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng và vị trí tiêu thụ rượu bia có thể được cải thiện. Nhưng thật sự, đây là một câu chuyện đáng buồn vì những số liệu dưới đây cho thấy rõ các nguy cơ viêm gan nhiễm độc do rượu

  • Nếu uống > 160gr/ngày (khoảng 500ml rượu 40o) liên tục trong 7 ngày thì sẽ có nguy cơ bị viêm gan do rượu và nếu tình trạng đó kéo dài trên 8 năm thì nguy cơ xơ gan là 40%.
  • Khoảng 80% người uống rượu trên 5 năm bị viêm gan do rượu, thời gian uống rượu càng dài (10 – 15 năm hoặc hơn) và lượng cồn đưa vào người càng nhiều thì khả năng phát triển thành viêm gan do rượu và xơ gan sẽ càng cao.

4. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu

Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu đang trở nên ngày càng phổ biến. Nguyên nhân do thay đổi về chế độ dinh dưỡng, lối sống lười vận động. Bệnh này trực tiếp gây ảnh hưởng lên khoảng 20% dân số toàn thế giới. Đây là một tỉ lệ đáng báo động và cần có giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để ngăn chặn sự gia tăng của căn bệnh.

Trong số những người mắc bệnh Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, 10-30%  số trường hợp sẽ tiến triển thành xơ gan.